Showing posts with label thị trường. Show all posts
Showing posts with label thị trường. Show all posts

Đà Nẵng: Sắp khởi công dự án nhà xưởng cho thuê vốn 1.000 tỷ đồng

muabandatre – Sáng 28/2, Công ty cổ phần Long Hậu sẽ tổ chức khởi công dự án nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đà Nẵng: Sắp khởi công dự án nhà xưởng cho thuê vốn 1.000 tỷ đồng
Ảnh minh họa
Dự án đã được UBND thành phố Đà Nẵng trao giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2018 với số vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Đối với dự án nhà xưởng này, Công ty Long Hậu sẽ là đơn vị đại diện hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký ngành nghề phụ trợ công nghệ cao thông qua thủ tục một cửa, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian.
Theo UBND Đà Nẵng, từ doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động vào năm 2014, đến nay toàn khu công nghệ cao Đà Nẵng đã có 15 doanh nghiệp được cấp phép với tổng số vốn đầu tư gần 8.863 tỷ đồng với tổng diện tích thuê đất 82,55ha. Trong đó có 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư  186 triệu USD, 09 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 5.272 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Khu CNTT tập trung nằm bên cạnh Khu Công nghệ cao với 341 ha đang khẩn trương hoàn thành các công việc cuối cùng để chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với 131 ha vào cuối tháng 3/2019.
Cùng với đó, thành phố tổ chức rà soát tình hình sử dụng đất tại các khu công nghiệp hiện có để thực hiện việc sắp xếp, thu hồi các dự án không triển khai hoặc sử dụng đất không hiệu quả để bố trí cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu.
Tính đến ngày 31/10/2018, các lô đất trống còn lại chưa cho thuê tại các khu công nghiệp là 114,70 ha và được công khai trên Trang thông tin điện tử. Tính đến nay đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 475 dự án đầu tư trong khu công nghiệp với tổng số vốn 17.178,99 tỷ đồng và 1.048,246 triệu USD.

Nguồn: https://cafeland.vn/su-kien/da-nang-sap-khoi-cong-du-an-nha-xuong-cho-thue-von-1000-ty-dong-78366.html

Đà Nẵng: Dân bỗng trở thành con nợ với số tiền ‘khủng’

Người dân mua đất tái định cư nợ thuế quá hạn điêu đứng sau khi có quyết định tăng giá đất mới của UBND TP Đà Nẵng.
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 06 sửa đổi, bổ sung giá đất mới. Quyết định tăng giá đất này khiến hàng ngàn người dân nợ tiền đất tái định cư (TĐC) tại TP này phải trả nợ cao gấp 500%-600% so với nợ gốc.
Quyết định bất ngờ
Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 11-2 (mùng 7 Tết). Nhiều người có tiền muốn nộp để không phải áp dụng giá đất mới cũng không được vì các cơ quan nhà nước đang nghỉ Tết. Qua Tết, người dân đến nộp tiền nợ thì “chết đứng” vì quá hạn và phải nộp tiền theo cách áp giá mới của TP.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà, địa phương này có người dân nợ tiền sử dụng đất (SDĐ) quá hạn nhiều nhất so với các quận khác của TP với hơn 1.000 hồ sơ.
“Thực sự thì việc áp dụng giá đất mới là đúng theo quy định của pháp luật. Nhưng đối với người dân TĐC nợ tiền SDĐ mà áp dụng giá này thì quá tội nghiệp” - ông Hùng nói.
Theo một nữ cán bộ hỗ trợ Thủ tục cho người dân thì những ngày qua chị đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Có người nộp sớm hai ngày trước khi quá hạn thì được áp dụng giá đất cũ. Cũng có người nộp trễ hai ngày phải mếu máo cầm tiền ra về vì số tiền phải nộp tăng gần sáu lần.
Trường hợp anh Lê Văn Dĩnh (ngụ tổ 153, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) là một điển hình. Anh Dĩnh mua lại mảnh đất của một hộ dân được bố trí TĐC trên đường Nại Hiên Đông 16, thời điểm quá hạn là ngày 12-2-2019.
“Trước Tết tôi đến quận hỏi về số tiền phải nộp thì là khoảng 360 triệu đồng. Tôi về gom góp, vay mượn, vậy mà đúng hai ngày sau Tết, khi áp dụng giá mới đã tăng lên đến 1,7 tỉ đồng. Thực sự bây giờ gia đình tôi không biết cách nào xoay xở, mong các cấp chính quyền tạo điều kiện” - anh Dĩnh lo lắng nói.
Mấy ngày qua hàng trăm hộ dân đã đến trụ sở Ban Tiếp dân của TP gửi đơn kêu cứu. Họ cho rằng với người dân TĐC nợ tiền mà áp dụng giá đất như quyết định mới ban hành thì thực sự quá sốc.
Anh Dũng (trú tổ 90, phường Nại Hiên Đông) cho hay: “Hợp đồng của gia đình với cơ quan chức năng là trả nợ bằng vàng nhưng giờ áp trả tiền theo giá đất mới, không biết lấy đâu ra mà trả. Gia đình tôi nợ 240 triệu đồng, giờ lên tới 1,2 tỉ đồng”.
Đà Nẵng: Dân bỗng trở thành con nợ với số tiền ‘khủng’
Người dân kéo đến Ban Tiếp dân để kêu cứu vì việc áp giá đất mới. Ảnh: HẢI HIẾU
Bắt buộc phải làm vì sợ phạm luật
Theo ông Trần Thủ, Trưởng phòng Quản lý giá - công sản (Sở Tài chính TP), quyết định về giá đất mới của UBND ban hành đã được sự thống nhất của HĐND TP.
Ông Thủ viện dẫn theo Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về việc thu tiền SDĐ thì các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất TĐC mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ số tiền SDĐ phải nộp trên giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.
Người SDĐ được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là năm năm, sau năm năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền SDĐ thì người SDĐ phải nộp tiền SDĐ còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
Ông Thủ thông tin TP cũng hiểu được khó khăn của người dân TĐC nợ tiền SDĐ. Theo đó, tháng 8-2017, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị gia hạn áp dụng mức giá mới cho người dân TĐC về việc nợ tiền SDĐ.
Theo đó, ông Thơ kiến nghị đối với các hộ thuộc diện giải tỏa trước ngày 1-3-2011 hiện còn nợ tiền SDĐ thì được trả nợ theo số nợ đã ghi. Sau ngày 1-3-2018 thì những hộ chưa nộp sẽ phải trả theo giá quy định tại thời điểm trả nợ.
Đối với các trường hợp đã ghi nợ tiền SDĐ trước ngày 1-7-2007 thì số tiền phải trả bằng cách quy đổi theo giá vàng thời điểm 1-7-2007 (1.260.000 đồng/chỉ). Đối với các trường hợp ghi nợ từ ngày 1-7-2007 trở đi thì số tiền SDĐ phải trả là số tiền đã ghi nợ.
“Mặc dù kiến nghị trên chưa được Chính phủ trả lời nhưng cho thấy lãnh đạo TP rất quan tâm đến người dân TĐC nợ tiền SDĐ quá hạn” - ông Thủ nói.
Ông Trần Chí Cường (Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP) cho biết việc cho nợ tiền SDĐ là có thời hạn và vẫn giữ nguyên giá cũ. “Nhưng theo Luật Đất đai mới và nghị định hướng dẫn thì quá hạn trả nợ là phải áp theo giá hiện hành. Cái này cũng có một phần lỗi của người dân vì để nợ quá hạn” - ông Cường nói.
Ông Cường phân tích thêm giá đất được điều chỉnh hằng năm theo luật. Tức là khi giá đất ở ngoài thị trường kéo dài trong vòng sáu tháng và tăng quá 30% so với khung giá đất của Chính phủ quy định thì phải bắt buộc điều chỉnh giá. “Anh không điều chỉnh thì sẽ vi phạm, cái này quy định của luật nên bắt buộc phải làm” - ông Cường nhấn mạnh.
Nên có giải pháp hợp lý cho dân
Theo luật sư Trương Công Sơn (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng), với quy định này, người dân sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều, TP nên sớm có kiến nghị đến Bộ Tài chính, Thủ tướng để có giải pháp hợp lý cho dân.
Phương án đề xuất: Trong hợp đồng chuyển quyền SDĐ có ghi rõ số tiền còn nợ và đã được quy đổi ra số lượng vàng 98% tại thời điểm ghi nợ. Như vậy, số tiền nợ các hộ dân phải trả sẽ căn cứ theo giá vàng 98% của Nhà nước tại thời điểm trả nợ, quy đổi từ vàng ra tiền để thanh toán. Đồng thời đối với những hộ dân chậm trả theo hợp đồng thì phải thanh toán thêm khoản tiền lãi theo lãi suất ngân hàng đối với khoản tiền chậm trả.
Theo số liệu mới nhất, hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng còn 7.600 hộ dân nợ tiền SDĐ, trong đó có cả những hộ còn hạn và hết hạn. Trước đó, năm 2016, theo báo cáo của TP gửi Bộ Tài chính thì TP còn đến 6.500 hộ ghi nợ tiền SDĐ TĐC trước ngày 1-3-2011 còn nợ cả gốc lẫn lãi lên đến 1.200 tỉ đồng.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/da-nang-dan-bong-tro-thanh-con-no-voi-so-tien-khung-78391.html

Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đang nắm giữ những bất động sản nào?

muabandatre.tk – Trong phiên tòa xét xử vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng “vua” cà phê Trung Nguyên diễn ra hôm qua (20/2), khối tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng được hé lộ.
Phần tài sản chung giá trị nhất của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là cổ phần chung tại hệ thống 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đắk Nông.
Dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu thì số cổ phần trên có trị giá 5.654 tỷ đồng.
Ngoài ra, luật sư của ông Vũ đã đề cập đến 13 bất động sản chung có tổng giá trị 725 tỷ đồng. Trong đó hiện ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỉ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỉ đồng.
Theo thông tin từ Sở KH-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, Tập đoàn Trung Nguyên (gồm 3 công ty con là Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên và Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê) hiện là chủ đầu tư của 6 dự án đắc địa trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, dự án được phê duyệt mới nhất vào năm 2014, sớm nhất là từ 2004. Với diện tích quy hoạch từ 5ha đến gần 600ha, các dự án có mức vốn đăng ký đầu tư từ 50 tỉ đồng lên đến hơn 2.000 tỉ đồng.
Đáng chú ý và có quy mô nhất là dự án Khu du lịch sinh thái M’Drăk được coi như “Dubai phiên bản Việt” có quy mô lên đến 595ha, vốn đầu tư đăng ký khoảng 68 tỷ đồng. Dự án này được cấp phép theo hình thức đầu tư trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc, kết hợp du lịch sinh thái tại huyện M’Đrắk được tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương vào năm 2004.
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đang nắm giữ những bất động sản nào?
Tuy nhiên, từ khi có chủ trương đến nay đã hơn 14 năm, dự án liên tục chậm tiến độ. Chính vì thế, ngày 15/1/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên tiến hành thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án theo đúng quy định; có văn bản cam kết thời gian hoàn thành, đưa vào sử dụng khu du lịch sinh thái trước tháng 11/2019, chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế khi triển khai các dự án trên địa bàn.
Dự án thứ hai là Khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh với tên gọi chính thức là Thành phố cà phê (The coffee city) do Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỉ đồng. 
Dự án được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu tư từ năm 2016, địa điểm xây dựng tại các phường Tân Lợi, Thành Công, Thắng Lợi và xã Cư Êbur thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tổng diện tích dự án là 45,45ha. Thời gian và tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ quý 4/2016 đến quý 4/2020.
Theo quy hoạch, dự án sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; xây dựng khu công viên văn hóa, du lịch sinh thái gồm: bảo tàng cà phê, không gian thiên đường cà phê, nhà dài truyền thống Tây Nguyên, khu biểu diễn xiếc voi, tham quan du lịch bằng voi, khu nghỉ dưỡng và các khu nhà ở, biệt thự, nhà xã hội; đầu tư xây dựng công trình giáo dục, công trình thương mại dịch vụ khách sạn…
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đang nắm giữ những bất động sản nào?
Cổng chào dự án được khánh thành vào tháng 3/2018
Tính đến cuối năm 2017, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đã trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tháng 3/2018, cổng chào dự án được khánh thành. Dự án được chia thành hai giai đoạn triển khai. Giai đoạn 1 từ 2017 – 2019, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật quy mô 19,4ha; xây dựng 250 căn nhà ở liền kề; xây bảo tàng thế giới cà phê, trường mầm non và tiểu học. Giai đoạn 2 từ 2019 – 2020 hoàn thành khu làng Lắk, khu biệt thự, công viên sinh thái văn hóa cà phê…
Ngoài hai dự án trên, dự án Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm, huyện Cư M'gar được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư ngày 16/9/2014, với quy mô 62ha, vốn đầu tư hơn 82 tỉ đồng, dự kiến khởi công tháng 1/2016.
Theo báo cáo của chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, việc chậm tiến độ là do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế quy hoạch gặp khó khăn. Dự án nhiều năm bất động, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý cho Trung Nguyên giãn tiến độ thực hiện dự đến tháng 10/2019.
Điểm du lịch cụm thác Dray Nur và Dray Sáp Thượng thuộc địa bàn xã Dray Sáp, huyện Krông Ana được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng từ năm 2010 với diện tích khoảng 111,88ha (Khu du lịch thác Dray Sáp Thượng: 103,32 ha, điểm du lịch thác Dray Nur: 8,56 ha), vốn đầu tư 50 tỉ đồng.
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đang nắm giữ những bất động sản nào?
Dự án đã được phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 2/2017. Tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Trung Nguyên phải hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 30/9/2017. Hiện tại, dự án đã đưa vào khai thác một phần với một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như cưỡi ngựa, vui chơi, giải trí và cắm trại dã ngoại dưới chân thác…
Ngoài các dự án di lịch, một dự án khác của Trung Nguyên được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu năm năm 2014 là dự án Nhà khách Trung Nguyên (phường Tân Lợi-TP. Buôn Ma Thuột) có quy mô gần 6ha, số vốn khoảng 130 tỉ đồng nhằm thực hiện các hạng mục nhà khách, hội trường, biệt thự…
Đến cuối năm 2016, chủ đầu tư chỉ mới thực hiện thủ tục trích lục bản đồ và đang thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỷ lệ 1/500. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng ấn định thời gian thực hiện cụ thể, yêu cầu hoàn thành dự án, đưa vào khai thác trước ngày 30/9/2018.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/vo-chong-ong-chu-trung-nguyen-dang-nam-giu-nhung-bat-dong-san-nao-78360.html

Đà Nẵng thuê Singapore làm lại quy hoạch thành phố

muabandatre.tk - Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, sẽ thuê công ty tư vấn, thiết kế lớn của Singapore để thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố tầm nhìn 2030 – 2045. Đây là công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, công nghiệp và hạ tầng ở Singapore và xếp thứ 35/225 Cty thiết kế trên thế giới.
Đà Nẵng thuê Singapore làm lại quy hoạch thành phố
Đà Nẵng sẽ thuê Singapore làm lại quy hoạch thành phố.
Ngày 20/2, UBND TP Đà Nẵng đã họp báo về chương trình “Tọa đàm mùa Xuân 2019” dự kiến tổ chức vào ngày 1/3 tới đây. 
Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay, tại sự kiện tọa đàm lần này, thành phố tập trung thu hút đầu tư vào 16 dự án trọng điểm của thành phố. Trong đó, đặc biệt sẽ có lễ ký kết thuê đối tác Singapore lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP Đà Nẵng tầm nhìn 2030-2045.
Đà Nẵng thuê Singapore làm lại quy hoạch thành phố
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thành
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch chung của TP Đà Nẵng, ông Vũ Quang Hùng (Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng) cho biết: Ngày 26/4/2018, UBND TP Đà Nẵng ký Biên bản ghi nhớ với Liên đoàn Sản xuất Singapore, giữa UBND TP Đà Nẵng với Công ty Sakae Holdings về việc giới thiệu các chuyên gia của Singapore để phối hợp lập Quy hoạch chung của thành phố.
Ngày 3/12/2018, tại Công văn số 1709 Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng quy định Luật Đấu thầu 2013 để lựa chọn nhà thầu tư vấn lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030. 
Ngày 14/12/2018, BQL Dự án Hạ tầng và phát triển đô thị đại diện UBND TP Đà Nẵng đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với Liên danh Cty Sakae Corporate Advisory (tư vấn hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030) và Cty tư vấn Surbana Jurong (tư vấn hợp phần quy hoạch chung).

Đây không phải là liều thuốc thần tiên thay đổi hoàn toàn đô thị Đà Nẵng” ông Vũ Quang Hùng cho biết.
“Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của thành phố hoàn thành các thủ tục lập, thẩm đinh, phê duyệt Đề cương, dự toán; Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phê duyệt, thông báo và phát hành hồ sơ yêu cầu; ... theo trình tự quy định của pháp luật Việt Nam. Phía tư vấn đang chuẩn bị hồ sơ đề xuất để đáp ứng các điều kiện hồ sơ yêu cầu nêu trên để tiến hành thương thảo hợp đồng chi tiết” ông Hùng cho biết. 
Theo Giám đốc Sở xây dựng TP Đà Nẵng, Surbana Jurong có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, công nghiệp và hạ tầng ở Singapore. Surbana Jurong có tiền thân là Ban Phát triển Nhà ở và Tập đoàn Jurong Town, những doanh nghiệp có đóng góp lớn trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của Singapore. Surbana Jurong cung cấp dịch vụ tư vấn một cửa cho toàn bộ quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng và đã hoàn thành nhiều dự án tại hơn 100 quốc gia. Đứng thứ 35/225 Cty thiết kế trên thế giới... 
Ông Hùng cũng nhấn mạnh: Việc điều chỉnh quy hoạch chung của TP Đà Nẵng lần này là để rà soát lại toàn bộ quy hoạch cũ. Nếu có điều gì bất cẩn, sai sót ngày xưa thì chúng ta điều chỉnh lại. “Đây không phải là liều thuốc thần tiên thay đổi hoàn toàn đô thị Đà Nẵng” ông Hùng nói.
Liên quan đến kết quả thu hút đầu tư năm 2018, Ban xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng cho biết: Tình hình thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng khá cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký. Trong năm 2018, thành phố đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đầu tư hơn 6.340 tỷ đồng; có 135 dự án FDI được cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký 285,89 triệu USD, tăng 235,63% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến 31/12/2018, thành phố có 322 dự án trong nước được cấp Quyết định chủ trương đầu tư đầu tư với tổng vốn đầu tư là 95.876 tỷ đồng và 688 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3.014 triệu USD.

Nguồn: https://cafeland.vn/quy-hoach/da-nang-thue-singapore-lam-lai-quy-hoach-thanh-pho-78346.html

Nhà ở giá rẻ, đất nền lên ngôi?

muabandatre.tk - Nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS) và cơ quan quản lý nhận định, năm 2019, nhà ở giá rẻ là giải pháp hiệu quả để giải quyết nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân. Bên cạnh đó, đất nền vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt.
Nhà ở giá rẻ, đất nền lên ngôi?
Nhà ở xã hội, giá rẻ sẽ phát triển mạnh năm 2019 (Trong ảnh, Nhà ở xã hội Phúc Đồng - Long Biên thu hút người mua). ảnh: PV

Tập trung phát triển Nhà ở xã hội, giá rẻ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, năm 2019 là năm ưu tiên phát triển Nhà ở xã hội (NƠXH). Tại khu vực đô thị đến nay mới hoàn thành được 3,92 triệu m2, đạt khoảng 31% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở là đến năm 2020 cần đạt 12,5 triệu m2 NƠXH.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn tín dụng ưu đãi. Do vậy, trước mắt Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại để tiếp tục cho vay để thực hiện chính sách NƠXH.
Các doanh nghiệp cần đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công…
Theo GS Đặng Hùng Võ, phát triển nhà ở thương mại giá rẻ mới là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân. “Mặt khác, chúng ta cần tìm mọi cách động viên nhiều nguồn lực, chứ không nên nhìn vào sự trợ giúp của Nhà nước.
Nếu Nhà nước tập trung xây dựng cơ chế miễn, giảm một số loại thuế liên quan đến kinh doanh BĐS như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với loại hình nhà ở này, giá thành chắc chắn sẽ còn giảm sâu.
Bên cạnh đó, cần hình thành các quỹ phát triển nhà ở giá rẻ và động viên sự đóng góp của doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, của các tổ chức xã hội và của các cá nhân”, ông Võ nói.
Theo ông Võ, Luật Đất đai năm 2013 cần được sửa đổi theo hướng đảm bảo cho các tổ chức kinh tế có quyền sử dụng đất ở lâu dài để giải quyết nhà ở cho người lao động.
Đặc biệt, cần tiếp tục đàm phán vay ODA để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển nhà ở thương mại giá rẻ.

Ðất nền sẽ tăng giá?

Nhận định về thị trường BĐS năm 2019, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, tín dụng năm 2019 trong ngắn hạn có ảnh hưởng do sự “rà phanh” của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có điểm tốt là việc hạn chế cho vay góp phần thanh lọc doanh nghiệp BĐS yếu kém, “sống” chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn trên cơ sở tiềm lực sẵn có sẽ tiếp tục phát triển.
Ông Đính cho rằng, các tỉnh khu vực xung quanh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều đang trong thời kỳ đầu tư phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và đô thị rất mạnh mẽ. Đây là điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển thị trường bất động sản trong năm 2019.
Theo ông Đính, đất nền tại các địa phương tiếp tục là sản phẩm chủ đạo. Một số địa phương có đầu tư hạ tầng đô thị tốt, sẽ xuất hiện cả sản phẩm shophouse.
Năm 2019, giá đất nền tại các tỉnh sẽ tăng trong biên độ từ 10-15%. Giá căn hộ thương mại tại các tỉnh, thành phố không thuộc diện đô thị đặc biệt chỉ từ 10 đến 15 triệu đồng/m2...
Cũng theo ông Đính, khu vực Phú Quốc, Vân Đồn sẽ không còn hiện tượng sốt nóng, ảo, bong bóng nhưng vẫn sẽ tăng trưởng rất tốt nhờ yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vì đã có sự đầu tư rất mạnh vào hệ thống hạ tầng. Bên cạnh đó, năm 2019 sẽ xuất hiện nhiều hơn các thương vụ mua bán, chuyển đổi chủ đầu tư các dự án BĐS.
Ông Đính cũng đưa ra cảnh báo, các tỉnh cần xem xét phân bổ hợp lý theo giai đoạn việc phê duyệt phát triển mới các dự án BĐS, tránh phê duyệt ồ ạt, tạo dư thừa lớn nguồn cung.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thị trường BĐS năm 2019 được dự báo tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng BĐS”.
Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
Thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/nha-o-gia-re-dat-nen-len-ngoi-78291.html

Hơn 36.000 tỉ đồng đầu tư 19 dự án du lịch tại miền Trung

muabandatre – 19 dự án du lịch nằm tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận vừa được trao quyết định đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 36.100 tỉ đồng.
Hơn 36.000 tỉ đồng đầu tư 19 dự án du lịch tại miền Trung
Trong đó, tỉnh Quảng Bình trao quyết định đầu 5 dự án gồm: Công ty Cổ phần Toàn cầu TMS nhận quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án TMS Quảng Bình Resort tại Xã Trung Trạch, Bố Trạch, với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.882 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nhận quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án gồm: Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 tại Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.535 tỉ đồng; dự án Công viên mạo hiểm FLC Faros Quảng Bình tại Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, Lệ Thủy, với tổng vốn đăng ký đầu tư 701,8 tỉ đồng; dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Club House tại Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh với tổng vốn đăng ký đầu tư 294,25 tỉ đồng; dự án Công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình tại Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh với tổng vốn đăng ký đầu tư 302,4 tỉ đồng.
Tỉnh Quảng Trị trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu Đô thị Sinh thái biển Ae Resort -Cửa Tùng, Quảng Trị tại xã Vĩnh Thạc và thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh, với tổng vốn đăng ký đầu tư 492,6 tỉ đồng, cho Công ty Cổ phần Tập đoàn AE.
TP. Đà Nẵng trao quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư SUN FRONTIER với dự án Tháp Ven Sông tại Phường Bình Thuận, quận Hải Châu, dọc bờ Tây sông Hàn, có tổng vốn đăng ký đầu tư 1.280 tỉ đồng.
Tỉnh Quảng Nam trao quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án gồm: Công ty cổ phần khu du lịch sinh thái Hang Gợp với dự án Khu Du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang tại huyện Đông Giang, với tổng vốn đăng ký đầu tư 400,88 tỉ đồng; Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T nhận quyết định chủ trương đầu tư cho Công viên Nông nghiệp Công nghệ cao Điện Hòa tại Xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.103,3 tỉ đồng.
Tỉnh Bình Định trao quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án gồm: Công ty TNHH Greenhill Village nhận quyết định chủ trương đầu tư Khu Du lịch Nghỉ dưỡng Greenhill Village Quy Nhơn tại phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, với tổng vốn đăng ký đầu tư 230 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Du lịch biển MAIA Quy Nhơn nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án MAIA Quy Nhơn Beach Resort tại Khu kinh tế Nhơn Hội, với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.158,5 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Thị Nại ECOBAY nhận quyết định chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại (THI NAI ECOBAY) tại phường Đống Đa và phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.105,5 tỉ đồng.
Tỉnh Ninh Thuận trao quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Dubai nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp khách sạn, khu thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower tại phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.009 tỉ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận nhận quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận tại tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.000 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Ninh Thuận thuộc Tổng công ty Cổ phần Hoàng Sơn nhận quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu Resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, với tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỉ đồng.
Còn tỉnh Thừa Thiên - Huế trao quyết định chủ trương đầu tư 4 dự án gồm: Công ty TNHH DTH Biển Hải Dương Huế nhận quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu du lịch sinh thái biển Hải Dương tại thị xã Hương Trà, với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.108 tỉ đồng.
Công ty TNHH Đăng Kim Long nhận quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.730 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Giải trí Tổng hợp Tam Giang (thành viên của Tập đoàn BRG) nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án Khách sạn, dịch vụ Du lịch, Biệt thự Nghỉ dưỡng và Khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp tại xã Vinh Thanh, Vinh Xuân, huyện Phú Vang với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.168 tỉ đồng.
Công ty TNHH Văn Phú Resort - Lộc Bình (thành viên của Tập đoàn Văn Phú) nhận quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.066 tỉ đồng và trao, nhận biên bản hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nguồn: https://cafeland.vn/tin-tuc/hon-36000-ti-dong-dau-tu-19-du-an-du-lich-tai-mien-trung-78294.html

Cơ hội kiếm tiền từ cổ phiếu bất động sản 2019

Cơ hội kiếm tiền từ cổ phiếu bất động sản 2019
muabandatre.tk - Nhà đầu tư cần cập nhật liên tiếp thông tin về doanh nghiệp bất động sản để đầu tư cổ phiếu hiệu quả.
Một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2019 là việc siết van tín dụng. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán sẽ là kênh thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp (DN) BĐS. Bên cạnh đó, việc đầu tư cổ phiếu BĐS cũng là cơ hội cho nhà đầu tư trong năm nay.
Cơ hội cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận định năm 2019 thị trường BĐS sẽ chịu nhiều sức ép. Đó là sức ép từ chính sách thắt chặt tín dụng BĐS của ngành ngân hàng khi tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chỉ còn 40% thay vì 45% như trước. Trong khi đó, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh BĐS lại tăng lên 200%. Như vậy, dư nợ cho vay BĐS của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp, việc tiếp cận vốn tín dụng càng thêm khó khăn.
 “Lộ trình này tạo áp lực buộc các DN tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)trái phiếu DN... Trong đó, chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu cho các DN BĐS” - ông Châu phân tích.
Đồng tình, TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight, cũng cho rằng thị trường chứng khoán đang được xem là kênh tìm vốn hợp lý, hiệu quả. Hiện có khoảng 65 DN BĐS đã niêm yết trên sàn chứng khoán, nhiều DN huy động vốn từ kênh này khá thành công. Với quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã trên 70% GDP thì đây là kênh dẫn vốn tốt cho nền kinh tế nói chung, các DN BĐS nói riêng.
Theo ông Tín, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư gián tiếp, tức là mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi của DN bởi hình thức này giúp họ dễ thoái vốn hơn so với đầu tư trực tiếp vào dự án.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Với số vốn ít khoảng vài trăm triệu đồng đầu tư BĐS rất khó, nếu vay thì gánh nặng trả lãi suất cao. Cũng số vốn đó nhà đầu tư lại có thể mua cổ phiếu để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải có năng lực đánh giá giá cổ phiếu của công ty mình muốn đầu tư trên thị trường so với giá trị thực của công ty. Đồng thời, phải có sự tư vấn từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm để chọn đúng thời điểm tham gia”.
Cơ hội kiếm tiền từ cổ phiếu bất động sản 2019 - ảnh 1
Việc đầu tư cổ phiếu bất động sản là cơ hội cho nhà đầu tư trong năm nay. Ảnh: Q.HUY
Bàn cách hút vốn ngoại
Theo ông Lê Hoàng Châu, việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư BĐS trong nước chưa khả thi vì đến nay cả nước mới chỉ có một quỹ đầu tư BĐS là TCREIT. Quỹ này thuộc Ngân hàng Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ, chỉ có 50 tỉ đồng. Mặt khác, số DN BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng còn ít, 65 so với con số hàng trăm DN đang hoạt động.
Ông Châu khuyến khích các DN chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện huy động vốn xã hội, định hướng trở thành công ty đại chúng để “lên sàn” và nỗ lực để có mặt ở các sàn chứng khoán ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, chính sách pháp lý cũng cần mở rộng để tạo điều kiện phát triển nhiều quỹ đầu tư BĐS trên thị trường chứng khoán. Từ đó thu hút nguồn vốn FDI vào thị trường. Các quốc gia tiềm năng để kêu gọi đầu tư là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc (Hong Kong)...
Đối với nhà đầu tư khi bỏ vốn vào cổ phiếu BĐS, ông Nguyễn Trí Hiếu khuyên cần cẩn trọng tối đa. Theo ông, khi một DN “lên sàn”, nhà đầu tư sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của DN đó trong thời gian rất ngắn. Trong khi chu kỳ đầu tư của DN BĐS lại diễn ra tương đối dài. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ, báo cáo tài chính của DN qua các năm.
“Đừng trông mặt mà bắt hình dong, nhà đầu tư cần sàng lọc những DN uy tín, có tên tuổi trên thị trường. Ngoài ra, cần nắm bắt các thông tin về công ty, lãnh đạo, M&A… để giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ, có thể chia ra đầu tư một số kênh để hạn chế được rủi ro” - ông Hiếu nói.
Nguồn: https://plo.vn/bat-dong-san/co-hoi-kiem-tien-tu-co-phieu-bat-dong-san-2019-816891.html

thị trường